Câu hỏi luôn được mọi người đặt ra trước khi thu âm là nên chọn phòng thu nào? Đâu là điểm khác nhau giữa các phòng thu? Và dựa vào những yếu tố nào để đánh giá một Phòng thu âm là tốt hay chưa ?

♫ Chất lượng sản phẩm thu âm là một điểm quan trọng phân biệt giữa các phòng thu. Mỗi bản thu âm đều cần phải hoàn hảo để mỗi khách hàng cảm thấy yêu thích chính sản phẩm của mình. Đạt được yêu cầu này đòi hỏi phòng thu âm phải đảm bảo được những yêu cầu khắt khe của toàn bộ quy trình thu âm bằng phần mềm và phần cứng (cho cả ca sỹ & không chuyên). 

Cách Cải Thiện Giọng Hát Dở

Cách Cải Thiện Giọng Hát Dở

Đối với những ai sở hữu giọng hát không mấy ấn tượng thì không nên bỏ qua những cách cải thiện giọng hát dở trong bài viết dưới đây của Nguyễn Báu Studio.

Giọng hát của chúng ta đều mang tính bẩm sinh và hẳn là ai cũng mong muốn có được một chất giọng hay, truyền cảm. Song, nếu bạn sở hữu chất giọng không hay thì quá trình tập luyện khoa học và có chuyên môn sẽ là một yếu tố giúp bạn cải thiện vấn đề này. Trong bài viết bên dưới đây, chúng tôi sẽ đề cập đến một số cách cải thiện giọng hát dở hiệu quả để mọi người có thể tham khảo.

Hát dở có học được thanh nhạc không?

Âm nhạc nói chung và ca hát nói riêng được xem là một thể loại giải trí hàng đầu hiện nay và cũng là đam mê của rất nhiều người. Song, như chúng tôi đã đề cập ở trên, không phải ai cũng được trời phú cho giọng hát hay. Và nhiều người sở hữu giọng hát không quá xuất sắc đã nghĩ đến việc học thanh nhạc để cải thiện giọng hát của mình nhưng họ lại thắc mắc không biết là người hát dở có học được hay không.

Hát dở có học được thanh nhạc không?

Hát dở có học được thanh nhạc không?

Trên thực tế câu trả lời là có, thậm chí còn khuyến khích họ tham gia vào các khóa học thanh nhạc như một cách cải thiện giọng hát dở hiệu quả. Thực chất, chúng ta phát ra âm thanh được là nhờ có dây thanh quản, việc học hát sẽ giúp cho cơ hoành khỏe mạnh, thanh quản được thả lỏng và các cơ ở cổ ghi nhớ được vị trí khi bạn tập hát. Điều này có nghĩa là, việc học thanh nhạc sẽ giúp cải thiện những vấn đề về chất giọng từ trong con người bạn. Hiện tại, đăng ký các khóa học trực tuyến tại các trung tâm, có người hướng dẫn cũng là một hướng học nhạc được nhiều người lựa chọn.

Hát không hay, hát tệ vẫn có thể học thanh nhạc được. Vì học thanh nhạc là một quá trình cảm thụ âm thanh của bản thân hay nói chính xác là học kỹ thuật hát cần phải mất thời gian dài để tích lũy kiến thức và cả kinh nghiệm về các chuyên mục nghệ thuật như nhạc lý, xướng âm, nhạc cụ (cơ bản có thể là đàn piano, đàn guitar), cách lấy hơi, cảm xúc, kiểm soát thanh quản, v.v. Hơn nữa còn phụ thuộc vào việc tập luyện và sự nỗ lực của người học. Và học hát không đòi hỏi bạn có tông giọng như thế nào, đẹp hay xấu, có năng khiếu bẩm sinh hay không,… chỉ cần bạn thực sự có đam mê và liên tục tập luyện thì sẽ có kết quả thành công như mong muốn.

Bài tập tham khảo để cải thiện giọng hát dở

Dưới đây các bước trong bài tập hát hay có thể giúp bạn cải thiện giọng hát của mình. Cụ thể như sau:

Bước 1: Tập luyện lấy hơi khi hát

Hơi thở là yếu tố quan trọng nhất trong ca hát và bạn có thể tập luyện để điều chỉnh vấn đề này, đặc biệt là đối với những người sở hữu giọng hát không hay. Việc điều chỉnh hơi thở sẽ giúp bản thân tạo nên một áp lực vừa đủ lên giọng hát, khiến cho âm phát ra ngoài bắt tai hơn, giọng hát cũng cao hơn và dày hơn.

Tập luyện lấy hơi khi hát

Hơi thở là yếu tố quan trọng nhất trong ca hát và bạn có thể tập luyện để điều chỉnh vấn đề này

Bạn có thể luyện tập hơi thở bằng cách ngồi thẳng lưng, ưỡn ngực rồi hơi hóp bụng một chút để giúp lấy hơi và dễ điều tiết nhịp thở hơn. Lúc cần lấy hơi hãy để micro hơi xa người để tiếng thở không bị hút vào micro gây ra những tiếng xì không hay. Bên cạnh đó, sự cải thiện hơi thở có thể thông qua việc luyện tập thường xuyên, chẳng hạn như vào những đoạn điệp khúc, bạn cần lấy hơi thở đều để hát cho chính xác. Những nốt cao, bạn cần lấy hơi thật sâu để đủ sức lên được nốt một cách mềm mại nhất; còn đối với những nốt trầm, bạn cũng cần kiểm soát được hơi thở để cảm giác giọng hát không bị bẹt, khó nghe.

Bước 2: Luyện tập ca hát và điều chỉnh tư thế

Bạn cần phải tập hát theo gam nhạc từ những nốt cơ bản từ thấp lên cao để có thể cảm âm chính xác nhất. Đơn cữ, bạn sẽ học những nốt cơ bản như: Đồ Rê Mi Pha Son La Si Đố và tiếp tục thực hiện tương tự quay trở lại từ cao xuống thấp. Bài tập hát này rất đơn giản và được coi là cơ bản nếu bạn muốn cải thiện được giọng hát của mình trở nên có nhịp điệu và tiết tấu hay hơn.

Luyện tập ca hát và điều chỉnh tư thế

Bạn cần phải tập hát theo gam nhạc từ những nốt cơ bản từ thấp lên cao để có thể cảm âm chính xác

Ngoài ra, tư thế khi hát cũng góp phần làm ảnh hưởng đến chất lượng giọng hát trong quá trình biểu diễn. Để cải thiện khả năng hát thì bạn cũng cần điều khiển tư thế của mình một cách hợp lý như ngồi hoặc đứng hát để ổn định cột hơi – yếu tố thiết yếu trong bài hát. Nói chung, nếu có thể thì bạn nên ngồi để có tinh thần thoải mái, dễ chịu để cơ thể được thả lỏng.

Bước 3: Khởi động trước khi hát

Để có thể hát hay, hát đúng nhịp, giọng hát không bị phô thì bạn cần khởi động cơ thể rồi mới bắt đầu luyện tập. Trên thực tế, có nhiều người nhận định sai lầm rằng khi bắt đầu hát thì nên hát nốt thấp nhất trước, sau đó mới bắt tông lên cao. Tuy nhiên, nhiều giảng viên thanh nhạc khuyên rằng cách cải thiện giọng hát dở chính là bắt đầu từ những nốt ở giữa, lên cao dần rồi mới xuống thấp.

Bước 4: Luyện tập phát âm đúng, tròn vành rõ chữ

Dù bạn nói hay bạn hát thì phát âm chuẩn sẽ khiến người nghe cảm thấy thích thú và thoải mái tận hưởng. Việc phát âm đúng cũng sẽ tạo ra cho bạn một cảm giác tự tin nhất định, nhất là với những ca khúc tiếng nước ngoài.

Bước 5: Giữ tinh thần lạc quan và liên tục luyện tập hát

Nếu bạn cảm thấy bản thân không hề cải thiện được giọng hát, thậm chí vẫn còn khó nghe thì bạn cần dành thời gian để luyện tập, mỗi ngày khoảng 30 đến 60 phút luyện tập phát âm, cảm nhạc để cải thiện giọng hát của mình. Tuy nhiên nếu muốn phương pháp này thực sự có hiệu quả, bạn cũng không nên gò ép bản thân quá nhiều mà nên giữ tinh thần lạc quan nhất có thể.

Khởi động trước khi hát

Bạn cũng không nên gò ép bản thân quá nhiều mà nên giữ tinh thần lạc quan nhất có thể để khắc phục giọng hát dần dần

Những mẹo cải thiện giọng hát hiệu quả

  • Cố gắng điều khiển mở rộng khuôn miệng

Việc mở rộng khuôn miệng và giữ phần cơ quanh miệng luôn được mở rộng sẽ giúp bạn có thể phát âm rõ ràng cũng như lấy hơi tốt hơn. Động tác mở rộng khuôn miệng tương tự như khi bạn ngáp, tiếp theo bạn hãy dùng lưỡi để điều chỉnh khuôn miệng sao cho lưỡi và phần răng dưới chạm vào nhau. Hãy giữ tư thế miệng như vậy để giúp cột hơi đầy hơi, giọng vang hơn và cảm giác hay hơn lúc bình thường.

Những mẹo cải thiện giọng hát hiệu quả

Việc mở rộng khuôn miệng và giữ phần cơ quanh miệng luôn được mở rộng sẽ giúp bạn có thể phát âm rõ ràng cũng như lấy hơi tốt hơn

  • Điều chỉnh khẩu hình, lưu ý phát âm bằng lưỡi và cơ miệng

Đây cũng là một mẹo có thể giúp bạn khắc phục giọng hát của mình – tập dùng lưỡi và các cơ quanh miệng để điều chỉnh khẩu hình âm phát ra. Đơn giản nhất hãy tập phát âm những âm a, e, i,… theo đúng khẩu hình miệng. Nên dành thời gian 5 – 10 phút mỗi ngày để tập luyện, bạn sẽ thấy sự thay đổi sau quá trình này.

  • Tránh gồng mình khi hát.

Để duy trì giọng hát trơn tru, mềm mại thì việc thả lỏng cơ thể là điều lên chú ý. Bạn cứ hát bình thường cho đến đoạn nốt cao và bắt đầu lấy hơi sâu để dễ hát hơn. Trong trường hợp nếu không thể lên cao nổi thì hãy cố gắng biến chuyển sao cho phù hợp với giai điệu chứ tuyệt đối không gồng mình gắng sức để hát được các nốt cao quá sức. Như vậy sẽ khiến giọng hát dễ lạc nhịp, không giữ được chất lượng như ban đầu. Thực chất, bạn cũng không cần quá lo lắng về điều này vì các ca sĩ chuyên nghiệp khi biểu diễn trên sân khấu đôi lúc cũng phải có những tình huống tương tự.

●	Lựa chọn những ca khúc phù hợp với phong cách bản thân

Để duy trì giọng hát trơn tru, mềm mại thì việc thả lỏng cơ thể là điều lên chú ý

  • Lựa chọn những ca khúc phù hợp với phong cách bản thân

Chọn cho mình một vài bài tủ phù hợp với phong cách và tông giọng của bản thân để luyện tập theo cũng là một cách cải thiện giọng hát dở. Bạn nên lựa chọn loại nhạc dễ hát, dễ biến tấu và luyện theo cho nhuần nhuyễn để khi cần trình diễn thì bạn có thể tự tin xử lý ca khúc ấy một cách tốt nhất.

  • Giữ sức khỏe tốt

Có thể một số bạn không quan tâm mấy đến vấn đề này nhưng nó thực sự vô cùng cần thiết. Hãy hạn chế các đồ uống có cồn, đồ uống có gas và tốt nhất chỉ uống nước lọc để giúp giọng luôn trong trẻo.

Một số lưu ý trong cách cải thiện giọng hát dở

Bên cạnh một số mẹo có thể giúp bạn cải thiện giọng hát thì bạn cũng nên lưu ý một số vấn đề như sau trong cách cải thiện giọng hát dở:

  • Hát theo đúng tông giọng của mình: đừng bắt chước giọng hát của một người nào đó chỉ vì bạn cảm thấy giọng hát của mình chưa đủ hay. Nên hát đúng tông giọng nhất có thể, hạn chế hát theo giọng gió, hát những nốt thật cao trong khi hát karaoke chẳng hạn, bởi vì như vậy sẽ gây khó chịu rất nhiều cho người nghe vì chất giọng của bạn không phù hợp.
  • Điều chỉnh tông giọng: chỉ cần tập luyện thường xuyên, chăm chỉ mỗi ngày thì bạn sẽ tự điều chỉnh được tông giọng một cách linh hoạt, điển hình như hát được nốt cao, xuống được nốt thấp theo hướng có tổ chức.
  • Luyện tập độ rung: có thể luyện tập độ rung bằng cách thổi không khí qua môi tương tự như khi bạn thổi nến, cách này sẽ làm cho môi va chạm và rung lên. Âm thanh giống như tiếng br, phát ra khi bạn gặp thời tiết lạnh, nhiệt độ xuống thấp.
  • Uống nhiều nước: Uống nhiều nước giúp bôi trơn và giữ ẩm cho dây thanh quản để chúng dễ dàng mở và đóng khi hát. Nếu có thể, bạn nên cố gắng uống ít nhất 2-3 lít nước mỗi ngày để tốt cho giọng hát và sức khỏe. Ngoài ra, các loại nước uống như nước ấm pha với mật ong, chanh vào mỗi buổi sáng sẽ rất tốt cho thanh quản.
Một số lưu ý trong cách cải thiện giọng hát dở

Một số lưu ý trong cách cải thiện giọng hát dở

Trên đây là một số thông tin liên quan đến cách cải thiện giọng hát dở mà chúng tôi đã giới thiệu đến mọi người. Trên thực tế, bạn có thể cải thiện giọng hát của mình một cách nhanh chóng nếu siêng năng và kiên nhẫn luyện tập. Ngoài ra, giọng hát của bạn cũng có thể được nâng tầm nhờ kỹ thuật thu âm – hòa âm phối khí nói chung. Để biết thêm tin tức chi tiết về dịch vụ này, vui lòng liên hệ với Công Ty Thu  Âm Giải Trí Nguyễn Báu qua hotline 0915 454 144 để được hỗ trợ tư vấn.

Công Ty Thu  Âm Giải Trí Nguyễn Báu

THÔNG TIN LIÊN HỆ

Địa chỉ: 24 Trương Quyền, Phường 6, Quận 3, TPHCM.

Số điện thoại: 0915 454 144

Email: studio@gmail.com

Zalo: 0915 454144

Facebook: Phòng thu âm Nguyễn Báu

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

.
.
.
.