Câu hỏi luôn được mọi người đặt ra trước khi thu âm là nên chọn phòng thu nào? Đâu là điểm khác nhau giữa các phòng thu? Và dựa vào những yếu tố nào để đánh giá một Phòng thu âm là tốt hay chưa ?

♫ Chất lượng sản phẩm thu âm là một điểm quan trọng phân biệt giữa các phòng thu. Mỗi bản thu âm đều cần phải hoàn hảo để mỗi khách hàng cảm thấy yêu thích chính sản phẩm của mình. Đạt được yêu cầu này đòi hỏi phòng thu âm phải đảm bảo được những yêu cầu khắt khe của toàn bộ quy trình thu âm bằng phần mềm và phần cứng (cho cả ca sỹ & không chuyên). 

Diễn Viên Đại Nghĩa – Quốc Thuận

Đại Nghĩa - Quốc Thuận - Nguyễn Báu Studio A 3
Đại Nghĩa – Quốc Thuận – Nguyễn Báu Studio A 3

Bùi Đại Nghĩa (sinh ngày 5 tháng 12 năm 1978 tại Thành phố Hồ Chí Minh) là một diễn viên và người dẫn chương trình người Việt Nam. Anh được biết đến nhiều với lối diễn hài hước, nhất là trong lĩnh vực hài kịch dành cho thiếu nhi với những vai như “Cá mặt ngu” ngốc nghếch, bướng bỉnh trong Ngày xửa ngày xưa 13: Na Tra đại náo thủy cung; “Chuột ù” trong Ngày xửa ngày xưa 5: Cô bé Lọ Lem, “Vua sư tử” trong Ngày xửa ngày xưa 11: Cậu bé rừng xanh, “Tể tướng lùn Jafar” vui tính trong vở Một ngày làm vua; “Thần khói” trong Chuyện ngày xưa 19: Thần lửa và những chú chim nhỏ,…[1][2]

Đại Nghĩa từng là diễn viên thuộc biên chế của Sân khấu kịch Idecaf và được đánh giá là một trong những diễn viên triển vọng nhất của sân khấu này[3]. Bên cạnh đó, anh còn là gương mặt quen thuộc trên truyền hình với công việc người dẫn chương trình cho một số chuyên mục giải trí của Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh và Đài Truyền hình Việt Nam như Chuẩn cơm mẹ nấu, Gương mặt thân quen,…

Tiểu sử và sự nghiệp

Đại Nghĩa sinh trưởng trong một gia đình có 3 người gồm bố, mẹ và anh. Tuy gia đình không có ai đi theo lĩnh vực nghệ thuật nhưng ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, Đại Nghĩa đã có mơ ước trở thành một nghệ sĩ. Năm 1994, khi đang là học sinh của trường Trung học Phổ thông Phú Nhuận, Đại Nghĩa đã tham gia sinh hoạt tại Câu lạc bộ Điện ảnh Tân Sơn Nhất, nơi từng phát hiện và đào tạo ra khá nhiều nghệ sĩ có tên tuổi. Anh còn là thành viên tích cực của nhiều đội kịch trong thành phố và từng được mời chụp ảnh bìa cho báo Mực Tím.[5]Nghệ sĩ Đại Nghĩa (áo đỏ ở giữa) bên cạnh các diễn viên của Sân khấu kịch Idecaf.Cá mặt ngu – một trong những vai diễn được yêu thích nhất của Đại Nghĩa.

Năm 1996, sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông, Đại Nghĩa đăng ký thi một lúc 2 trường: khoa Châu Á học của Đại học Hồng Bàng và Trường Nghệ thuật Sân khấu 2 (nay là Trường Đại học Sân khấu – Điện ảnh Thành phố Hồ Chí Minh). Nhưng với niềm đam mê sẵn có và sự động viên của gia đình và bạn bè, anh đã chọn lĩnh vực nghệ thuật. Khi thi vào Khoa diễn viên điện ảnh – Cao đẳng Sân khấu – Điện ảnh (CĐ SK-ĐA), Đại Nghĩa đạt được tổng cộng 27 điểm, cao hơn điểm chuẩn của trường 7 điểm nhưng lại bị đánh rớt do thiếu điểm năng khiếu, mặc dù trước đó phần thi của anh đã được ban giám khảo đánh giá cao[5]. Thất vọng vì không trúng tuyển vào trường nhưng anh vẫn có ý định thi lại CĐ SK-ĐA vào năm kế tiếp. Tuy nhiên, chỉ một tháng sau đó, Đại Nghĩa nhận được giấy gọi nhập học của CĐ SK-ĐA vì trường không tuyển đủ chỉ tiêu. Cùng khóa với anh còn có những nghệ sĩ thành danh sau này như: Chi BảoThanh PhươngNgọc TrinhĐức ThịnhKinh Quốc,… Đến năm thứ 2, Đại Nghĩa cùng nhiều bạn học của mình bắt đầu tìm đến diễn tại một số tụ điểm văn hóa của thành phố để có thể tích lũy thêm kinh nghiệm, riêng anh chọn Câu lạc bộ kịch Quận 5 là nơi biểu diễn mỗi khi có vai thích hợp. Bên cạnh đó, Đại Nghĩa còn tham gia thường xuyên trong nhiều chương trình văn nghệ của trường Cao đẳng SK-ĐA.[6]

Năm 1999, Đại Nghĩa tốt nghiệp khoa diễn viên điện ảnh của trường Cao đẳng Sân khấu – Điện ảnh Thành phố Hồ Chí Minh, vai diễn tốt nghiệp của anh là vai phóng viên Mạnh trong vở Ốc Mượn Hồn của đạo diễn Nguyễn Văn Phúc. Sau đó, Đại Nghĩa tham gia vào Câu lạc bộ sân khấu của Quận 10 với vai trò là ca sĩ và diễn viên múa[4]. Trong các chương trình thông tin lưu động, các cuộc thi Giai điệu quê hương, anh luôn là trụ cột của đơn vị Quận 10. Đến thời điểm này, Đại Nghĩa đã có 5 năm kinh nghiệm trong nghề với hàng trăm vai diễn lớn nhỏ trong các chương trình sinh viên, các vở kịch ngắn[3]. Ít lâu sau, Đại Nghĩa được mời vào một vai trong vở kịch truyền hình Đâu có giặc là ta cứ đi do Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh thực hiện. Cũng trong năm 1999, Đại Nghĩa đầu quân cho Sân khấu kịch Idecaf, cùng với Sân khấu 5B, đây là một trong hai sân khấu kịch duy nhất của thành phố vào thời điểm đó. Vở diễn đầu tiên của anh tại đây là một vai thành viên của dàn đồng ca trong vở kịch kinh điển Bí mật vườn Lệ Chi[6]. Sau đó, anh lần lượt xuất hiện trong nhiều vở khác của Idecaf như vai Nhỏ trong Anh chàng xỏ láÂm mưu tình yêu, vai Điệu trong Bóng maSông dài,… Đại Nghĩa bắt đầu gây ấn tượng với khán giả bằng lối diễn tự nhiên, tinh nghịch, và không kém phần khôi hài cho dù đó chỉ là những vai phụ, thậm chí có vai chỉ xuất hiện chỉ vài phút[7] như vai ông tể tướng lùn Japha trong vở Một ngày làm vua; vai con quạ xấu xí và ba trợn, luôn cùng mụ phù thủy ám hại người khác trong vở Người đẹp ngủ trong rừng; với vai ông Táo trong Mười hai bà mụ, để có thể tăng tính hấp dẫn cho nhân vật này, Đại Nghĩa đã tự sáng tạo ra cái tay áo rất độc đáo dài đến 2 mét. Một thời gian sau, bằng việc tham gia vào những series chương trình hài kịch dành cho thiếu nhi như: Chuyện ngày xưaCông chúa chích chòe, vai Thần ve chai trong vở Aladdin và đủ thứ thần, vai Muỗi thường trong Huyền thoại nữ thần Lee Kim Chi, Vua sư tử trong Cậu bé rừng xanh, vai Chó sói Búp Bê Happy trong vở Nàng Bạch Tuyết lạc bảy chú lùn,… Đại Nghĩa mới thật sự được khán giả chú ý đến, đồng thời nhận được những vai diễn dài hơi, đa chiều và nội tâm hơn[3] như thằng Mõ trong Chuyện làng Ung, Mười Lời trong Nụ cười của biển[8]

Năm 2006, Đại Nghĩa vào vai Lôi Chấn Bảo trong vở Ba người đàn ông họ Lôi của nữ đạo diễn Ái Như, đây là một nhân vật với tính cách nham hiểm, luôn cùng với cha và anh trai của mình tìm cách ám hại những kẻ mà mình không ưa, nhưng nhân vật này cũng gây cho khán giả tiếng cười bởi sự ngô nghê về hành động cũng như suy nghĩ. Sau khi công diễn tại Sân khấu Idecaf, vở kịch đã được đánh giá khá cao bởi diễn xuất của các diễn viên cũng như nội dung bao hàm tính nhân văn sâu sắc[9]; vai diễn Lôi Chấn Bảo của anh được đánh giá rất đạt và gần như không có độ “vênh” với hai bậc đàn anh là Thành HộiHữu Châu. Với hàng loạt vai diễn được yêu thích sau đó, diễn xuất của Đại Nghĩa ngày càng tiến bộ như vai “Cá mặt ngu” ngốc nghếch, bướng bỉnh trong vở Na Tra đại náo thủy cung, Tám Tèo trong vở Cưới vợ cho ai, Vua thủy tề trong Sơn Tinh Thủy Tinh[6][8],… Năm 2007, với vai “Cá mặt ngu” trong vở Na Tra đại náo thủy cung, Đại Nghĩa đã được đề cử giải Mai Vàng dành cho “Nam diễn viên sân khấu xuất sắc nhất” bên cạnh những nghệ sĩ gạo cội của làng kịch nói như Thành LộcHữu ChâuThanh Thủy[10]. Ngoài công việc diễn xuất, Đại Nghĩa cũng thử sức với lĩnh vực sáng tác kịch bản sân khấu. Năm 2008, vở kịch đầu tay của anh mang tên Cũng cần có nhau đã được dàn dựng thành công tại Sân khấu Idecaf[11]. Trước đó, Đại Nghĩa cũng từng tham gia sáng tác tiểu phẩm và kịch ngắn cho một vài đài truyền hình trong nước.[12]

Dẫn chương trình và đóng phim

Khi đang còn học năm thứ 2 tại Cao đẳng Sân khấu – Điện ảnh Thành phố Hồ Chí Minh, Đại Nghĩa đã được biết đến với công việc làm người dẫn chương trình trong những phong trào văn nghệ của sinh viên cũng như nhà trường[3]. Khi đã là một diễn viên của Sân khấu kịch Idecaf, Đại Nghĩa vẫn thường xuyên đảm nhận vai trò MC cho nhiều chương trình của HTVTHVLVTV9 như Những người bạn nhỏ[13]Quà tặng tri thứcCon số vui nhộn hay gần đây là Vợ tôi là số 1Bức tường bí ẩn[4]Đấu giá ngược,… Năm 2006, Đại Nghĩa cùng các diễn viên Quốc Thuận và Tiết Cương được mời tham gia vào chương trình Vui là chính của Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh, đây là một chương trình hài kịch thực tế và tạo ra tiếng cười bởi những tình huống bất ngờ do đoàn làm phim cố ý sắp đặt dành cho mọi người. Tuy nhiên, khi đã phát sóng được khoảng 100 buổi, chương trình này đã bị ngưng lại do có quá nhiều ý kiến phê bình[14]. Sau đó, một phiên bản mới của Vui là chính được ra mắt với cái tên Cười…chút…chơi hay còn gọi là Cười 21h. Trong phiên bản mới này, Đại Nghĩa vẫn đóng vai Văn Chính – người dẫn chương trình vui tính và đôi khi vẫn cùng Văn Vui (do Quốc Thuận đóng), Thị Là (do Quỳnh Phượng đóng) tạo ra nhiều tình huống gây cười khi phản ánh dưới góc nhìn hài hước những vấn đề của xã hội như nạn kẹt xe, tăng học phí, lấn chiếm lòng lề đường, ô nhiễm môi trường[15],… Năm 2008, với những thành công của chương trình Cười…chút…chơi, Đại Nghĩa đã có tên trong danh sách đề cử giải Mai Vàng dành cho “Người dẫn chương trình xuất sắc nhất trong năm”.[16][17][18]

Tháng 2 năm 2008, Đại Nghĩa tham gia một vai phụ trong bộ phim truyền hình dài 40 tập Bò cạp tím do Trương Dũng và Chu Thiện làm đạo diễn. Trong phim, Đại Nghĩa thủ vai Mạnh, một anh chàng nhiều chuyện và hay mách lẻo. Năm 2009, Đại Nghĩa tiếp tục có một vai diễn truyền hình nữa trong bộ phim dành cho thiếu nhi Gia đình phép thuật. Vai diễn lần này của anh là một người cha của hai cô con gái, tuy có rất nhiều tật xấu nhưng nhờ những đứa con của mình mà trở nên hoàn thiện hơn. Phim được thực hiện với hơn 200 tập và quy tụ nhiều nghệ sĩ kịch nói như NSND Việt Anh, NSND Kim XuânĐình Toàn,…[19]

Lùm xùm từ thiện

Trong đợt lũ lụt miền Trung năm 2020, Đại Nghĩa cùng với bà Nguyễn Thị Hương (mẹ của Hồ Ngọc Hà) nhận tiền do Trấn Thành kêu gọi quyên góp được nhằm cứu trợ đồng bào các tỉnh thành bị ảnh hưởng nhưng bị nhiều cá nhân phản ánh, nghi ngờ chưa minh bạch. Ngày 15 tháng 10 năm 2021, Cục Cảnh sát hình sự (Bộ công an) đã mời các nghệ sĩ Đại Nghĩa, Thủy TiênĐàm Vĩnh Hưng và Trấn Thành lên làm việc về vấn đề quyên góp từ thiện, có những dấu hiệu của việc “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” và “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.[20]Ngày 21 tháng 1 năm 2022, Cục Cảnh sát hình sự (Bộ công an) đã tuyên bố không khởi tố vụ án hình sự với Đại Nghĩa và các nghệ sĩ nêu trên do không có dấu hiệu phạm tội.[21][22]

Gương mặt thân quen

Năm 2013, Đại Nghĩa đã tham gia vào chương trình Gương mặt thân quen mùa thứ nhất và đạt giải 4 chung cuộc. Anh đã có 3 lần đạt giải nhất tuần với các màn hóa thân thành NSND Thu HiềnMỹ Linh và Toni Braxton. Sau đó, anh đảm nhận vai trò MC cho các mùa 3, 4, 5 của cuộc thi và làm khách mời biểu diễn cùng với Võ Tấn Phát trong mùa thứ 7. Năm 2020, anh cùng ca sĩ Mỹ Linh trở thành giám khảo mùa thứ 8.

Quốc Thuận

Nơi sống/ làm việc: Hồ Chí Minh

Ngày tháng năm sinh: 15-7-1979 (43 tuổi)

Dân số Việt Nam 1979: 52,57 triệu

XH chung: #3485

Facebook: facebook.com/binquocthuan

Email: Đang cập nhật

Số điện thoại: Đang cập nhật

Tiểu sử Diễn viên hài Quốc Thuận

Diễn viên hài Quốc Thuận là ai?
Quốc Thuận tên thật là Tô Hòa Thuận, anh được biết đến là một trong những nghệ sĩ hài có tiếng tại khu vực phía Nam cùng thời với nhiều nghệ sĩ hài nổi tiếng như nghệ sĩ hài Thúy Nga, nghệ sĩ hài Minh Nhí,…. Không chỉ là một diễn viên hài có tiếng mà hiện tại Quốc Thuận còn là một đạo diễn truyền hình kiêm MC.
Lớn lên tại An Giang, diễn viên Quốc Thuận từng theo học tại trường trung học phổ thông Nguyễn Văn Thoại sau đó bằng với niềm đam mê với nghệ thuật anh đã quyết định theo đuổi niềm đam mê của mình khi đăng ký theo học tại trường nghệ thuật.
Khi còn là cậu sinh viên năm thứ ba, anh cùng với một người nghệ sĩ đàn anh có tên tuổi đã mời tham gia vào nhóm hài; nhóm hài này của anh khá là đắt show tuy vậy đang lúc đắt show anh đã phạm phải một sai lầm điều này đã khiến anh không còn có cơ hội để cùng tham gia vào các buổi biểu diễn của nhóm hài này nữa. Anh sống một cuộc sống lang thang nay đây mai đó rồi anh gặp đạo diễn Quốc Thảo. Nhờ đó anh được đạo diễn Quốc Thảo cho làm những công việc làm nghề thật sự như người nhắc tuồng, lo đạo cụ đến những vai quần chúng và trở thành diễn viên Nhà hát sân khấu nhỏ 5B. Vai quần chúng đầu tiên của anh là vai diễn trong bộ phim “Chuyện tình Y2K”, sau vai diễn này, anh tiếp tục được tham gia vào vở kịch “Yêu thầy”. Tuy chỉ đóng khoảng 2 -3 cảnh trong một vở diễn thế nhưng mỗi lần anh bước lên sân khấu là mỗi lần anh khiến các khán giả bên dưới phải cười ròn rã.
Sau khi đạo diễn Quốc Thảo và danh hài Minh Nhí lập sân khấu Trần Cao Vân anh đã chuyển sang sân khấu đó nhưng sau một thời gian sân khấu Trần Cao Vân gặp một số sự cố nên đã phải dừng hoạt động. Khi cuộc sống bấp bênh anh phải bươn trải cuộc sống bằng cách đi bán kẹo trong lúc đang tính về quê thi nghệ sĩ hài Thúy Nga đã gọi anh về diễn cùng với nhóm hài của mình.
Sau khi ra trường Quốc Thuận cùng với nghệ sĩ Thúy Nga làm tiểu phẩm tham gia Gala Cười 2003 khiến cho tên tuổi của anh được nhiều người biết đến, anh thường xuyên nhận được mời diễn tại các tỉnh thành trong cả nước. Đến năm 2006, gala cười cũng trở nên thoái trào, nghệ sĩ Thúy Nga chuyển sang Mỹ định cư.
Nhờ vào có được tí vốn anh cùng với các người bạn thành lập nên một công ty dựng phim, anh bắt đầu làm phim từ những đám ma rồi đám cưới. Không lâu sau đó anh được một công ty truyền thông mời gọi về làm đạo diễn tiểu phẩm truyền hình, tuy vậy công việc này của anh cũng không kéo dài được bao lâu. Tuy công việc làm đạo diễn không dài nhưng cũng đủ cho anh hiểu hơn về ngành đạo diễn truyền hình và có nhiều cơ hội làm truyền hình. Hiện tại, anh vừa làm đạo diễn vừa làm MC cho chương trình truyền hình như Vợ chồng son,…  

Cuộc sống gia đình Quốc Thuận

Vào tháng 2 năm 2014, nam diễn viên Quốc Thuận lập gia đình được biết vợ của anh là một người phụ nữ bình thường, hiện chị đang là nhân viên văn phòng của một công ty truyền thông, vợ anh là một người nấu ăn rất là khéo. Sau khi lập gia đình cho tới nay gia đình của anh đã có thêm hai thành viên cô con gái đầu lòng được sinh vào tháng 9 năm 2014 có biệt danh la Kẹo và cậu con trai sinh vào ngày 6 tháng 2 năm 2017 và có tên là Nước ngọt.

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

.
.
.
.