Hướng Dẫn Từng Bước Hát Giọng Gió
Tìm hiểu hướng dẫn từng bước hát giọng gió sẽ giúp chúng ta biết rõ hơn về cách phát ra những âm thanh thánh thót trong những khúc ca.
Chắc chắn bạn đã nghe qua cụm từ “giọng gió” khá nhiều lần trong khi các ca sĩ trình bài các nhạc phẩm phải không? Trên thực tế, đây là một tông giọng khá phổ biến trong âm nhạc nói chung. Để có thể thể hiện giọng gió một cách chuyên nghiệp, người hát có thể dành thời gian luyện tập và trau dồi. Trong bài viết dưới đây của Nguyễn Báu Studio, chúng tôi sẽ hướng dẫn từng bước hát giọng gió hay và đơn giản để mọi người có thể tự trải nghiệm ngay.
Tìm hiểu khái niệm giọng gió là gì?
Giọng gió (trong tiếng Anh là falsetto), là một kỹ thuật hát giả thanh, âm thanh phát ra sẽ không giống với giọng thật của người hát. Theo đó, người hát cần phải cảm giác hơi được đẩy ra lên trên mũi, chứ không chỉ còn là ở khoang miệng. Ưu điểm của giọng gió chính là âm thanh thường có tính bay bổng, nhẹ nhàng và trong sáng hơn. Các nốt cao được xử lý bằng giọng gió sẽ làm tăng độ mềm mại cho câu hát. Tuy nhiên, trong bài hát thường sẽ không sử dụng giọng gió quá nhiều vì sẽ làm mất đi sự cộng hưởng, liên kết giữa các phân đoạn trong bài hát. Đồng thời, việc hát giọng gió thường xuyên sẽ không có lợi cho thanh quản của người hát.
Tìm hiểu khái niệm giọng gió là gì?
Hướng dẫn từng bước hát giọng gió hay và đơn giản
Dưới đây là một số nguyên tắc hướng dẫn từng bước hát giọng gió tương đối đơn giản mà mọi người có thể tham khảo và thử nghiệm.
Mục Lục
Chú ý phát âm rõ ràng
Phát âm rõ ràng là nền tảng cho việc tạo ra âm thanh chuẩn và trong đó bao gồm giọng gió. Đặc biệt với tông giọng giả thanh này, người hát cần phải phát âm tròn vành rõ chữ để người nghe có thể hiểu được những lời hát đang muốn truyền tải. Để thực hiện được điều này, người hát cần phải tập luyện phát âm/đọc thường xuyên để chú ý khả năng phát âm kỹ lưỡng từng chữ ngay cả trong giao tiếp hàng ngày.
Chủ động làm chủ âm lượng và tốc độ
Điều khiển được âm lượng và tốc độ nói cũng là một trong những vấn đề quan trọng trong hướng dẫn từng bước hát giọng gió. Cụ thể như sau:
- Về âm lượng
Âm lượng khi bạn nói sẽ ảnh hưởng đến cách phát triển chất giọng khi hát. Trong cách nói chuyện hàng ngày, bạn nên tránh nói quá khẽ hoặc quá lớn tiếng như kiểu quát mắng người khác. Đây là những âm vực không tốt cho một giọng hát chuyên nghiệp, thay vào đó nên khống chế âm lượng vừa phải, nhả chữ rõ ràng khúc chiết. Để hạ đảm bảo tông giọng, bạn nên điều chỉnh tâm trạng sao cho thật thoải mái, liên tưởng đến một số giai điệu quen thuộc và thử nhẩm theo.
Âm lượng khi bạn nói sẽ ảnh hưởng đến cách phát triển chất giọng khi hát
- Về tốc độ
Tiết tấu bài hát sẽ là yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ trong khi hát giọng gió, vì có bài hát tiết tấu nhanh, bài hát tiết tấu chậm. Tuy nhiên, người hát cần chú ý cột hơi ổn định trước khi xử lý giọng gió để đảm bảo tốc độ hát phù hợp với tiết tấu bài hát.
Đảm bảo tạo ra ngữ điệu
Ngữ điệu của giọng gió nói riêng và cả bài hát nói chung là sự kết hợp giữa kỹ năng hát cùng với tình cảm mà người hát mong muốn thể hiện. Nó không nhất thiết phải “màu mè” nhưng cần phải có sự thướt tha và êm ái nhất định. Khi luyện tập hát giọng gió, bạn có thể tự mình ghi lại giọng nói của mình để cân nhắc xem ngữ điệu này có phù hợp hay không, có cần điều chỉnh gì hay không.
Ngữ điệu của giọng gió nói riêng và cả bài hát nói chung là sự kết hợp giữa kỹ năng hát cùng với tình cảm mà người hát mong muốn thể hiện
Lấy giọng bụng
Nói giọng bụng là cách lấy hơi từ cơ bụng của người hát, khi sử dụng giọng bụng thì âm thanh phát ra sẽ tạo cảm giác sâu lắng hơn. Đây là cách sử dụng kết hợp với giọng gió để cho ra một bài hát hoàn chỉnh. Nếu bạn có thể lấy giọng bụng tốt thì cơ sở cột hơi sẽ được đảm bảo, tránh tình trạng đứt quãng ngay khi bắt đầu chuyển sang giọng gió. Bạn có thể thử theo những bước dưới đây:
Bước 1- Tập lấy hơi
- Bạn đặt 2 tay lên ngực và bụng để xác định cách hít thở sâu bình thường như thế nào, khi hít sâu thì ngực sẽ căng ra còn phần bụng sẽ hơi co lại. Còn khi thở ra thì ngực xẹp xuống và bụng cảm giác sẽ hơi phình ra.
- Dùng suy nghĩ điều khiển hơi thở, khi hít vào cùng lúc cố dồn khí xuống bụng, theo kiểu vận khí đan điền như những người học võ thuật. Lúc đó khi hít sâu thì ngực sẽ căng ra còn bụng xẹp hơn một chút, và ngược lại. Bạn nên luyện tập lấy hơi như thế này khoảng 30 ngày.
Nếu bạn có thể lấy giọng bụng tốt thì cơ sở cột hơi sẽ được đảm bảo, tránh tình trạng đứt quãng ngay khi bắt đầu chuyển sang giọng gió
Bước 2- Luyện mở khoang miệng
- Khi phát âm, bạn cần phải mở to vòng miệng để đẩy hơi từ bụng lên và cộng hưởng với bên trong khoang miệng để tạo ra tiếng vang. Cách này sẽ giúp cho bạn xử lý những nốt cao khi hát giọng gió mà không cần dùng sức lấy hơi bằng dây thanh quản và giảm khả năng bị khàn tiếng.
- Bên cạnh đó, âm thanh phát ra từ khoang miệng sẽ to, tròn chữ và có khả năng thay đổi cao độ trường độ hợp lý. Thậm chí, việc kết hợp này còn có thể cải thiện được giọng nói khá nhiều.
Trên đây là một số vấn đề liên quan đến cách hướng dẫn từng bước hát giọng gió, hy vọng mọi người có thể thử nghiệm thành công và sở hữu một giọng hát hấp dẫn, tạo ấn tượng tốt cho người nghe.
Công Ty Thu Âm Giải Trí Truyền Thông Nguyễn Báu
24 Trương Quyền Phường 6 Quận 3, TPHCM
Hotline: 0915 454144
Email: nguyenbau.studio@gmail.com